Giải quyết tranh chấp tín dụng bằng phương thức Trọng tài thương mại

#1
Trọng tài thương mại là cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại ngoài tòa án với các ưu điểm uy tín , thuận lợi, nhanh chóng ,hiệu quả. Phán quyết trọng tài được thi hành như bản án của tòa án tại Cục thi hành án dân sự. Bên cạnh đó, phán quyết trọng tài còn được thi hành trên 150 quốc gia tham gia Công ước New York 1958.
 
#2
Trong hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư, đặc biệt là kinh doanh thương mại đầu tư quốc tế, việc xảy ra tranh chấp giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư với nhau, cũng như giữa các doanh nghiệp, nhà đầu tư với chính phủ nước sở tại, tiếp nhận đầu tư là khó tránh khỏi. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các hiệp định song phương và đa phương đã ký kết, các bên trong tranh chấp được tự do thoả thuận cơ chế giải quyết thông qua Toà án hoặc trọng tài. Tuy nhiên, trên thực tế, đa số các bên thường ưu tiên lựa chọn Trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp thông qua việc thiết lập một thoả thuận trọng tài trước đang hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
Trong thoả thuận trọng tài, các bên có thể thỏa thuận về số lượng trọng tài viên cũng như thủ tục chỉ định các trọng tài viên ( TTV ) đại diện cho mình mà mình tin tưởng có đủ khả năng và trình độ để giải quyết tranh chấp. Nếu các bên không thỏa thuận về số lượng trọng tài viên, Hội đồng trọng tài ( HĐTT ) sẽ bao gồm 3 trọng tài viên, bao gồm một Trọng tài viên do Nguyên đơn chọn, một Trọng tài viên do Bị đơn chọn, hai Trọng tài viên này sẽ bầu ra Chủ tịch Hội đồng trọng tài để thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp. Trong trường hợp các Bên không chọn được TTV hoặc chủ tịch HĐTT, Trung tâm trọng tài sẽ chỉ định TTV hoặc CT.HĐTT để giải quyết vụ tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng phương thức trọng tài nhanh chóng và hiệu quả, phán quyết trọng tài là chung thẩm, được thi hành như các Bản án, quyết định của Tòa Án.
 
Top